Park Land

15 Tháng 01 2022

Quy trình thi công nhà xưởng công nghiệp từ A đến Z

Các loại nhà xưởng thi công

Hiện nay trên thị trường, nhà xưởng được phân loại khá đa dạng

Phân theo công năng có:

  • Nhà xưởng bao gồm các khối xưởng 1, 2, 3 để đặt máy móc, nguyên liệu, thành phẩm
  • Nhà xưởng bao gồm khối văn  phòng ở phía trước hoặc bên cạnh nhà xưởng để vừa làm việc, vừa sản xuất

Nhà xưởng phân theo độ cao gồm:

  • Nhà xưởng cao từ 8m – 12m bao gồm nóc gió
  • Nhà xưởng cao từ 6m – 8m bao gồm nóc gió

Tuy nhiên cách phân loại theo vật tư thi công  hiện nay được sử dụng nhiều nhất và cũng được thi công nhiều nhất. Nhà xưởng phân theo vật liệu, vẫn có thể thiết kế và thi công bao gồm nhà xưởng theo khẩu độ, nhà xưởng theo chức năng.

Nhà xưởng phân theo vật tư thi công bao gồm:

  • Nhà xưởng khung thép tiền chế

Thi công toàn bộ nhà xưởng từ cột, dầm đều bằng kèo thép trừ phần móng . Phần móng bằng bê tông cốt thép rồi đặt bulong neo định vị để chờ dựng cột thép nhà xưởng.

Tường nhà xưởng bằng gạch xây dày 10cm, hoặc 20cm cao khoảng 2,2m đến 2,8m sau đó làm vách tole tùy theo hồ sơ thiết kế.

Mái nhà xưởng sử dụng tole màu mạ kẽm + dán tấm cách nhiệt nhằm chống nóng, chống ồn. Sử dụng xà gồ đen hoặc mạ kẽm dày 1.4l-2.0ly…

  • Nhà xưởng bê tông cốt thép

+ Thi công toàn bộ nhà xưởng từ móng, cột, dầm đều bằng bê tông cốt thép.

+ Tường nhà xưởng xây bằng gạch dày 10cm, hoặc 20cm tùy theo hồ sơ thiết kế.

+ Mái nhà xưởng sử dụng tole màu mạ kẽm + dán tấm cách nhiệt nhằm chống nóng, chống ồn. Sử dụng xà gồ đen hoặc mạ kẽm dày 1.4l-2.0ly..

Nhà xưởng bê tông cốt thép và nhà xưởng khung thép tiền chế là hạng mục chúng tôi triển khai thi công mạnh nhất ở các tỉnh thành, khu công nghiệp.

Các yếu tố cần phải làm rõ trước khi thi công nhà xưởng

Nếu nhà xưởng nằm trên vùng đất cứng, có cao độ cao so với cost nền xây thì khi thi công phần móng sẽ không cần gia cố móng như ép cọc, đóng cừ tràm. Ngược lại, nếu thi công móng  nhà xưởng nằm trên vùng đất yếu, đất bùn thì phần gia cố móng rất quan trọng đối với việc xây dựng xưởng.

Phần nền nhà xưởng thì tùy theo công năng sử dụng của nhà xưởng mà đơn vị  thiết kế thi công nhà xưởng có cách bố trí thép sàn nhà xưởng sao cho hợp lý.

Phần đổ bê tông nhà xưởng theo độ dày 10,20,30 hay 50cm cần phải xác định rõ theo hồ sơ thiết kế thi công, bởi cỏ những nhà xưởng đặt máy móc, thiết bị sản xuất có tải trong lên đến vài chục tấn/m2.

Phần cột thépkèo thép nhà xưởng phải thiết kế vừa phải tránh bố trí thép thiếu hoặc dư. Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng thông thường thì 1m khoảng 20-32kg thép tùy theo qui mô nhà xưởng, mức độ đầu tư tài chính.

Sàn bê tông sau khi đổ xong cần được đánh bóng, để đảm bảo kết cấu, đồng thời chống bám bụi và dễ vệ sinh

Quy trình thi công nhà xưởng

Quy trình xây nhà xưởng chuyên nghiệp sẽ trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tiếp nhận hồ sơ thi công nhà xưởng

Bước 1: Tiếp nhận thông tin về dự án

  • Thông tin về dự án được cung cấp từ chủ đầu tư. Ngoài ra chủ thầu cũng chủ động trong việc tìm hiểu thông tin qua nhiều kênh.
  • Những thông tin quan trọng về mộ dự án mà mọi người cần phải nắm gồm có: quy mô, tiến độ thi công, phải biết được người mình cần liên hệ trực tiếp về dự án.

Bước 2: Trao đổi dự án với chủ đầu tư xây nhà xưởng

  • Chủ động liên hệ với người quản lý dự án, mang theo tài liệu, catolo của công ty
  • Hẹn gặp trực tiếp, nói chuyện làm quen với khách hàng, cần lấy tất cả các thông tin về dự án như vốn đầu tư của khách hàng, khách hàng là đơn vị nào, có tiềm năng phát triển hay không.
  • Bày tỏ cho họ mình muốn đi theo dự án này và mình sẽ làm thật tốt, hài lòng với chủ đầu tư.

Bước 3 : Báo giá thi công

  • Kiểm tra hồ sơ thiết kế nhà xưởng do chủ đầu tư bàn giao, tiến hành bóc tách hồ sơ kỹ thuật thi công
  • Bao gồm vật tư sử dụng cho từng hạng mục cụ thể
  • Phương án thi công theo hồ sơ
  • Tính khối lượng thi công  và báo giá

Bước 4 : Ký hợp đồng thi công

  • Khi bên chủ đầu tư chấp thuận báo giá thi công, tiến hành ký hợp đồng, hai bên sẽ bàn bạc về các điều khoản và tiến độ thi công theo hợp đồng
  • Hợp đồng thi công nhà xưởng phải ghi rõ điều khoản thanh toán cũng như thời gian sản xuất và lắp dựng dự án

Giai đoạn 2 : Tiến hành gia công cấu kiện thép

Bước 1 : Chuẩn bị cho công tác gia công

  • Kỹ sư phải xem hồ sơ, triển khai bản vẽ shop Drawing, cho ra chi tiết các cây thép, từng cấu kiện.
  • Lên kế hoạch và đặt hàng thép hình, thép tấm chờ về nhà máy chuẩn bị cho công tác gia công

Bước 2 : Gia công cấu kiện tại nhà máy

  • Tiến hành kiểm tra và đánh giá chủng loại thép, quy cách xuất xứ vật tư đúng như hồ sơ kỹ thuật. Sau khi tất cả được kiểm tra và không có vấn đề gì ta tiến hành công tác gia công.
  • Quy trình gia công cấu kiện thép để phục vụ vào xây nhà xưởng gồm
  • Cắt thép. khi cắt thép phải mời tư vấn giám sát chủ đầu tư đến chứng kiến lấy mẫu thí nghiệm.
  • Ráp tổ hợp, ráp các miếng thép thành hình cấu kiện.
  • Hàn tổ hợp cấu kiện.
  • Vệ sinh các cấu kiện, chuẩn bị phun bi.
  • Tiến hành sơn chống rỉ.
  • Chờ sơn chống rỉ khô, ta sơn hoàn thiện, chiều dày sơn phải đảm bảo đúng với thiết kế.
  • Khi sơn hoàn thiện đã khô, để bảo quản vật tư không bị dơ bới bụi và thời tiết, ta tiến hành bọc một lớp nilon chống bụi đồng thời đánh số cấu kiện trên vị trí lắp đặt.
  • Hàng đã sản xuất xong thì tập kết ra công trường thôi, lưu ý báo cho bên lắp dựng công trường biết xe có cẩu hay không có cẩu.

Giai đoạn 3 : Thi công lắp dựng kết cấu thép tại công trường

 Bước 1Thi công nền móng

  • San lắp đất nền : Đây là việc đầu tiên nhà thầu cần làm, tùy theo độ của nền đất hiện hữu mà nhà thầu triển khai san lắp nền phù hợp với bản vẽ kỹ thuật thi công.
  • Định vị trục tim : Công tác này rất quan trọng. Sau này các vị trí móng cột sẽ theo tim trục này mà thi công dựa trên bản vẽ.
  • Đào móng hàng rào : Hàng rào nhà xưởng thường rất cao và dài, do đó phần móng hàng rào được thi công kiên cố
  • Thi công móng và đà kiềng : Sau khi có tim trục thì sẽ thi công móng. Thông thường móng nhà xưởng được thiết kế là móng đơn hay móng cọc, vật liệu là bê tông cốt thép,. Các bu lông cột được chôn trong móng chờ sẵn, sau này lắp ghép với cột thép.
  • Lu lèn nền đất : Nền đất được san lấp sau đó lu lèn cho đúng độ chặt mà thiết kế yêu cầu
  • Lu nền đá cho xưởng : Nền nhà xưởng thường là bê tông cốt thép đặt trên nền đá đã được lu lèn đủ độ chặt. Chiều dày lớp đá do thiết kế quy định.
  • Thi công nền xưởng : Thực hiện công tác cốt thép, đổ bê tông. Công tác bảo dưỡng bê tông sau khi đổ rất quan trọng , phải thực hiện đúng quy định để tránh nứt bê tông sàn.

Bước 2: Thi công khung thép 

  • Các bộ phận kết cấu thép được gia công tại nhà máy với chất lượng được kiểm soát chặt chẽ sau đó vận chuyển ra công trường. Tại công trường chúng được lắp ghép với nhau tạo thành khung thép. Đây là bộ phận xương sống của nhà xưởng.
  • Lắp dựng khung thép : Thường dùng cần cẩu nâng và đặt các bộ phận kết cấu thép vào vị trí. Các bộ phận kết nối với nhau bằng bu lông.
  • Lắp dựng xà gồ và cáp giằng : Lắp hệ giằng đảm bảo ổn định ngoài mặt phẳng khung. Hệ xà gồ cũng có tác dụng tăng cường độ ổn định của khung thép và dùng để nâng đỡ tấm lợp.

Bước 3. Thi công vỏ bao che

  • Vỏ bao che nhà xưởng bao gồm phần tường và mái. Tiến hành xây tường bao che, thi công mái tôn cho nhà xưởng theo hồ sơ kỹ thuật trước đó.

Bước 4: Thi công hạ tầng

  • Hạ tầng nhà xưởng bao gồm : đường giao thông, ống cấp thoát nước.. Nền đường cần được lu lèn đạt yêu cầu để chịu được các loại xe tải trọng lớn lưu thông.
  • Lắp ống thoát nước
  • Lu nền đường
  • Lu đá nền đường
  • Bảo dưỡng bê tông nền đường, cắt ron chống nứt

Bước 5: Thi công hệ thống kỹ thuật

  • Hệ thống kỹ thuật bao gồm hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, hệ thống kỹ thuật phục vụ sản xuất..
  • Thi công bể chứa nước ngầm phục vụ PCCC
  • Lắp đặt hệ thống chữa cháy
  • Đi âm đường truyền hệ thống thông tin liên lạc

Bước 6: Hoàn thiện

  • Kẻ vạch phân làn giao thông trong xưởng
  • Đóng trần thạch cao nhà văn phòng
  • Trồng cỏ, tạo mảng xanh xung quanh nhà xưởng, nâng cao tính thẩm mỹ của nhà xưởng